Hiểu và thực hiện đúng thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp được pháp luật nhãn hiệu bảo hộ trong quá trình hoạt động và tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vậy công dụng của đăng ký nhãn hiệu là gì? Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn được hướng dẫn quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo tiêu chuẩn của cục sở hữu trí tuệ Nhà nước.

Nhãn hiệu là gì? Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức và cá nhân khác nhau.

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính xác lập các yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ cơ quan có thẩm quyền là Cục sở hữu trí tuệ dành cho chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh, hoặc sản phẩm, dịch vụ được đăng ký bảo hộ. Việc yêu cầu đăng ký nhãn hiệu được thể hiện chi tiết trên thông tin tờ khai đăng ký nhãn hiệu mà chủ sở hữu khai nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ và theo nguyên tắc ưu tiên theo ngày nộp đơn.

Mọi người thường nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại click vào đây để Phân biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại nhé!

Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Tổ chức và cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho loại hàng hóa mà do chính mình sản xuất hoặc dịch vụ do chính mình cung cấp.

Tổ chức và cá nhân tiến hành các hoạt động thương mại hợp pháp thì có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra cung ứng tại thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện là người sản xuất không được sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không được phản đối với việc đăng ký đó.

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để cho các thành viên của mình được sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành sản xuất và kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ về nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cho phép.

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận về chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc các tiêu chí khác liên quan đến loại hàng hóa, dịch vụ thì có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không được tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ về nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cho phép.

Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền được cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu nhãn hiệu với các điều kiện sau đây:

  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải được nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho loại hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều có tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn đến người tiêu dùng về nguồn gốc của các loại hàng hóa, dịch vụ.
  • Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng được ký kết bằng văn bản, để thừa kế hoặc được kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là nước thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ những trường hợp có lý do chính đáng.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài

Lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu

Để có thể xác định được phương án và mục tiêu của tên nhãn hiệu hàng hóa, có thể dựa vào những tiêu chí dưới đây để thiết kế nhãn hiệu sao cho phù hợp với nhu cầu:

  • Khai thác nhiều nguồn sáng tạo
  • Xem xét và lựa chọn ra các phương án đặt tên cho nhãn hiệu
  • Tra cứu và sàng lọc với các nhãn hiệu của các đơn vị khác để tránh xảu ra trường hợp trùng lắp gây nhầm lẫn
  • Thăm dò, khảo sát phản ứng của đối tượng mục tiêu
  • Lựa chọn ra những phương án cuối cùng và tên nhãn hiệu chính thức.

Lưu ý những trường hợp không được cấp văn bằng bảo hộ

Theo quy định tại của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, Cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:

Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong những trường hợp sau đây:

  • Có các cơ sở để khẳng định rằng đối tượng đăng ký nêu trong đơn không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về bảo hộ;
  • Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này;
  • Đơn thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất từ tất cả những người nộp đơn.

Đơn đăng ký thiết kế bố trí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về hình thức theo quy định tại Điều 109 của Luật này.

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiến hành thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do từ chối và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối của cơ quan quản lý;
  • Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc các ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối được quy định tại điểm a khoản này;
  • Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 118 của Luật này nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối các quy định tại điểm a khoản này.

Trong trường hợp có phản đối về dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng được cơ quan thẩm định lại về những vấn đề bị phản đối đó.

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu

Khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại những lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu trong việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, từ đó giúp phân biệt và bảo hộ nhãn hiệu của chủ sở hữu đối với các nhãn hiệu khác trên thị trường.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại sản phẩm mang nhãn hiệu trùng lắp với nhau (hàng nhái). Việc này mang lại nhiều hậu quả tiêu cực đến chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và trong trường hợp xấu thì những loại hàng hoá kém chất lượng cũng có thể được phân bổ tiêu thụ trên thị trường mà không gây bất kỳ một nghi ngờ nào cho ngưòi tiêu dùng.

Vì vậy, khi đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu chính là giúp người tiêu dùng nhận diện được loại hàng hóa của mình và bảo đảm cho việc hàng hoá đã được đăng ký nhãn hiệu được lựa chọn trong hàng loạt các sản phẩm cùng loại khác, từ đó tạo điều kiện để chủ nhãn hiệu tập trung đẩy mạnh sản phẩm của mình trong thị trường cạnh tranh.

Hơn nữa, nhãn hiệu được sử dụng để tạo dựng niềm tin và sự quen thuộc với khách hàng. Điều đó nói rằng, đạt được sự công nhận rộng rãi sẽ có thể thu hút và tập trung sự chú ý của khách hàng vào bất kỳ loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào có liên quan đến họ. Ở trạng thái độc lập, nó được cách ly với hàng hóa và dịch vụ và là một tài sản có giá trị (thậm chí có giá trị lớn) có thể được mua, bán hoặc chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, nhãn hiệu hàng hoá trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tác dụng này hiện nay đang ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Cách phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu

Phân loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chính là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu sẽ càng rộng hơn. Theo đó, việc phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ này sẽ được dựa trên bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Ni xơ phiên bản 11 được quy định liên quan đến đăng ký nhãn hiệu.

Có thể bạn quan tâm:  Thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành

Khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, cần phải xác định cụ thể loại sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về hàng hóa, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ. Các sản phẩm, dịch vụ này được liệt kê cụ thể trong 45 nhóm theo Thỏa ước Nice 10.

Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu là gì?

Theo pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về các điều kiện cần để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt loại hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với loại hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Cách tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Phải tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ và mục đích của việc tra cứu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu như sau:

  • Đánh giá khả năng của đăng ký nhãn hiệu từ việc tra cứu xem có các nhãn hiệu nào đã được nộp đơn đăng ký trước đó mà tương tự gây ra nhầm lẫn hoặc trùng với nhãn hiệu bên mình dự định thực hiện đăng ký hay không?
  • Đánh giá xem nhãn hiệu được dự định đăng ký có khả năng bị từ chối với những lý do hiển nhiên hay không.
  • Đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có khả năng dẫn đến xâm phạm nhãn hiệu của các bên khác hay không (ví dụ trường hợp nhãn hiệu đã sử dụng nhãn hiệu nhưng không thực hiện nộp đơn đăng ký và nhãn hiệu này cũng có thể đang xâm phạm đến quyền nhãn hiệu của bên khác đã được đăng ký bảo hộ)

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Tra cứu đánh giá nhãn hiệu có đủ điều kiện bảo hộ hay không?

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Cục sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và tại Đà Nẵng.

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn đăng ký và từ đó đưa ra kết luận đơn đăng ký có được coi là hợp lệ theo quy định hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn đăng ký).

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn đăng ký không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót đẫn đến đơn đăng ký có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa những thiếu sót. Trong trường hợp nếu người nộp đơn đăng ký không thực hiện sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt được các yêu cầu quy định/không có các ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không được xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành ra quyết định từ chối chấp nhận đơn

Bước 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ, đơn sẽ được công bố công khai trên trang Công báo sở hữu công nghiệp

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Đánh giá khả năng được bảo hộ của các đối tượng được nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ được quy định, qua đó xác định được phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 6: Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Đối tượng nêu trong đơn đăng ký đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn đăng ký đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng thời hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố công khai trên trang Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 7: Nhận quyết định cấp văn bằng bảo hộ

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chi tiết 2024

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) thực hiên theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
  • Mẫu nhãn hiệu (bao gồm 9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai yêu cầu);
  • Tài liệu để chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
  • Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí nộp đơn (01 bản);
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có các Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  • Tài liệu để chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).
Có thể bạn quan tâm:  Dịch vụ xin giấy phép sản xuất thực phẩm

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC bao gồm các loại phí sau:

  • Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150 nghìn đồng
  • Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120 nghìn đồng (Trường hợp đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm, từ điểm độc lập /phương án/ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm 100 nghìn cho mỗi điểm độc lập /phương án/ nhóm)
  • Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu: 550 nghìn đồng (Nếu bản mô tả đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 120 nghìn đồng)
  • Phí phân loại quốc tế về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với nhãn hiệu: 100 nghìn đồng (Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 20 nghìn đồng)
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600 nghìn đồng
  • Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: 160 nghìn đồng.

Thời gian bảo hộ nhãn hiệu

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu đã đăng ký là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể đăng ký xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được thực hiện gia hạn đúng hạn.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do cơ quan có quyền là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp ngay sau khi chủ của nhãn hiệu tiến hành đăng ký bảo hộ và nhãn hiệu đăng ký được thẩm định đảm bảo các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.